Phường Phú Diễn – Bắc Từ Liêm: Ngang nhiên “biến” đất nông nghiệp thành sân tập golf không phép

Thời gian qua, người dân sinh sống tại ngõ 214 đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm phản ánh việc trên địa bàn ‘mọc” lên một sân tập golf được xây dựng không phép trên hàng nghìn m2 đất nông nghiệp trước sự thờ ơ của cơ quan chức năng quản lý địa phương. Tình trạng sự dụng đất sai mục đích trên nhiều địa phương của Thành phố Hà Nội đãng trở thành vấn đề nhức nhối. Gần đây tại các phiên họp HĐND Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp để xử lý, trong đó có việc tăng cường giám sát và lắng nghe ý kiến người dân phản ánh. 

Bất kỳ ai đi qua ngõ 214 đường Phú Diễn, phường Phú Diễn sẽ không khó để nhận ra sự choáng ngợp trước sự quy mô, đồ sộ của một số công trình xây dựng sân tập golf đang đưa vào hoạt động.

Theo quan sát của chúng tôi, thông tin phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, theo tìm hiểu và ghi nhận thực tế cho thấy, bên ngoài sân golf được chủ đầu tư quây tôn lưới chắn bóng, bên trong là một công trình đồ sộ, đầy đủ dịch vụ phục vụ khách hàng như nhà tập golf, bãi đỗ xe ô tô... Dù những vi phạm này đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, nhưng đến nay vẫn chưa bị cơ quan chức năng xử lý, khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm và năng lực quản lý của chính quyền địa phương nơi đây?

Sân gôn quy mô lớn trên đất nông nghiệp

Anh NG.V.T người dân sinh sống ở đây bức xúc cho biết: lợi dụng bãi đất trống, chủ đầu tư đã huy động máy móc vào thi công san lấp mặt bằng, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong ngõ. Còn về nguồn gốc đất theo tôi được biết thì nguồn gốc đất của sân tập golf trước đây là đất nông nghiệp.

Để làm rõ thông tin bạn đọc phản ánh về các sai phạm trong công tác quản lý TTXD đã và đang diễn ra trên địa bàn phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Trương Quốc Cương – Phó chủ tịch UBND phường Phú Diễn phụ trách mảng kinh tế đô thị. Tuy nhiên, ông Cương từ chối làm việc và hướng dẫn chúng tôi liên hệ làm việc với đồng chí Chủ tịch UBND phường.

Có thể nói, nhiều năm qua tình trạng vi phạm TTXD, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm đất công trên địa bàn TP. Hà Nội đang là thực trạng vô cùng nhức nhối, khó kiểm soát. Nếu các cấp chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để sẽ để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Trước thực trạng nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm cần sớm có chỉ đạo xử lý dứt điểm các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại địa bàn phường Phú Diễn.

Căn cứ để xác định mục đích sử dụng đất, dựa theo một trong các căn cứ tại  Điều 11 Luật Đất đai 2013 sau đây:

Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

 2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

 3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

 4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất sai mục đích  thì tại Nghị định 102/2014NĐCP ngày 10/11/2014 đã nêu rõ những trường hợp cụ thể của từng hành vi vi phạm cũng như mức phạt từ Điều 6 - Điều 9 của Nghị định này.

Quy trình xử phạt đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích được quy định tại Chương III thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Với tình trạng bạn đọc hỏi, ở địa phương đang xảy ra tình trạng người dân tự ý sử dụng đất nông nghiệp làm đất trồng cây keo nguyên liệu, thì với vai trò quản lý địa phương, chính quyền cơ sở cấp xã sẽ phải tiến hành đưa giấy mời, triệu tập những hộ dân tự ý sử dụng đất sai mục đích lên làm việc. Nếu không nhận được sự hợp tác, chính quyền sẽ triệu tập lần 2. Tuy nhiên nếu họ cố tình trốn tránh, không hợp tác thì có thể giải quyết theo trình tự thủ tục chung. 

Theo Điều 208 Luật Đất đai 2013 quy định về Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như sau: 

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 77 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: 

 “1. Cảnh cáo.

 2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Như vậy, trong trường hợp người dân tự ý sử dụng đất sai mục đích trái phép, đã lập biên bản mà vẫn cố tình trốn tránh giấy triệu tập lên làm việc thì UBND cấp xã có thể ra phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi đó; đồng thời áp dụng biện pháp buộc những người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của mảnh đất.

Ngoài ra, nếu hành vi tự ý chuyển đổi, sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâm nghiệp, tức sử dụng đất không đúng mục đích đã bị xử phạt hành chính mà những người này vẫn tiếp tục thực hiện thì đây là một trong các trường hợp có thể bị thu hồi đất theo Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013. Khi đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thể kiến nghị với Chủ tịch UBND cấp huyện để xử lý thu hồi đất.